Scholar Hub/Chủ đề/#vết thương tim/
Vết thương tim, còn được gọi là cúm tim, là một tình trạng khi mạch máu vàng dẫn đến tim bị ảnh hưởng, gây suy tim hoặc thất bại tim. Đây là một bệnh tim mạch n...
Vết thương tim, còn được gọi là cúm tim, là một tình trạng khi mạch máu vàng dẫn đến tim bị ảnh hưởng, gây suy tim hoặc thất bại tim. Đây là một bệnh tim mạch nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng. Vết thương tim thường xảy ra do các vấn đề về mạch máu vàng, khi mà các mạch máu dẫn đến tim bị hẹp hoặc bị tắc, làm giảm lượng máu và oxy cung cấp cho tim. Tình trạng này thường xảy ra do bệnh động mạch vành, còn được gọi là bệnh nhồi máu cơ tim, có thể gây ra đau tim hoặc trái tim không hoạt động đúng cách.
Vết thương tim, hay còn được gọi là cúm tim, là một tình trạng bệnh lý của tim mạch, khi lượng máu và oxy được cung cấp cho tim bị giảm đáng kể. Điều này thường xảy ra do một biến chứng của bệnh động mạch vành, được gọi là nhồi máu cơ tim hoặc nguyên nhân khác như co cứng động mạch, đột quỵ hoặc mắc bệnh đau tim không ổn định.
Bệnh động mạch vành là một tình trạng khi các động mạch dẫn máu đến tim bị hẹp do sự tích tụ các chất béo, xơ vữa và các mảng bám khác trên thành của mạch máu. Khi các mảng bám này tăng lên đủ lớn, chúng có thể gây tắc nghẽn hoặc các cục máu đông tạo thành, khiến lượng máu cung cấp cho tim bị giảm.
Khi tim không nhận đủ máu và oxy, các tế bào cơ tim sẽ không hoạt động đúng cách. Việc tắc nghẽn hoàn toàn của một động mạch vành có thể gây ra cơn đau tim, còn được gọi là cơn đau thắt ngực. Đau thắt ngực do nhồi máu cơ tim thường xuất hiện như một sự cảm thấy nặng nề, áp lực hoặc trên ngực, kèm theo khó thở, buồn nôn, mệt mỏi và đau nhức lan ra cánh tay, hàm hoặc sau cổ.
Nếu tắc nghẽn nhanh chóng được giải quyết, vùng tim bị cung cấp máu không đủ có thể bị tổn thương. Điều này có thể dẫn đến vết thương tim, hay còn gọi là cúm tim. Trong trường hợp nặng, khi một phần tim bị hư hỏng do thiếu máu kéo dài, có thể xảy ra suy tim hoặc thất bại tim.
Các yếu tố nguy cơ cho vết thương tim bao gồm tuổi tác (đặc biệt là sau tuổi 50), hút thuốc lá, tiền sử bệnh tim mạch gia đình, huyết áp cao, tiểu đường, cholesterol cao, béo phì, thiếu vận động, căng thẳng, tình trạng tâm lý căng thẳng và tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Điều quan trọng là tiến hành kiểm tra định kỳ tim mạch và tuân thủ các biện pháp phòng ngừa như ăn uống lành mạnh, vận động thường xuyên và kiểm soát các yếu tố nguy cơ có liên quan để giảm nguy cơ vết thương tim.
Những tiến bộ gần đây trong việc sử dụng nanocellulose cho ứng dụng y sinh học Dịch bởi AI Wiley - Tập 132 Số 14 - 2015
TÓM TẮTVật liệu nanocellulose đã trải qua sự phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây như là vật liệu y sinh học đầy triển vọng nhờ vào các tính chất tuyệt vời về mặt vật lý và sinh học của chúng, đặc biệt là khả năng tương thích sinh học, khả năng phân hủy sinh học và độc tính tế bào thấp. Gần đây, một lượng lớn nghiên cứu đã được hướng vào việc chế tạo các sợi nanocellulose tiên tiến với các hình thái và tính chất chức năng khác nhau. Những sợi nanocellulose này được ứng dụng rộng rãi trong các thiết bị cấy ghép y khoa, kỹ thuật mô, phân phối thuốc, chữa lành vết thương, ứng dụng trong hệ tim mạch và các ứng dụng y khoa khác. Trong bài đánh giá này, chúng tôi điểm lại các tiến bộ gần đây trong thiết kế và chế tạo các vật liệu sinh học tiên tiến dựa trên nanocellulose (tinh thể nano cellulose, cellulose nano vi khuẩn và fibrin nano cellulose) có triển vọng trong ứng dụng y sinh học và thảo luận về yêu cầu của vật liệu đối với từng ứng dụng cũng như các thách thức mà các vật liệu đó có thể phải đối mặt. Cuối cùng, chúng tôi cung cấp cái nhìn tổng quan về hướng phát triển trong tương lai của các vật liệu dựa trên nanocellulose trong lĩnh vực y sinh học. © 2014 Wiley Periodicals, Inc. J. Appl. Polym. Sci. 2015, 132, 41719.
#nanocellulose #vật liệu y sinh học #tương thích sinh học #phân hủy sinh học #sợi cellulose nano #kỹ thuật mô #phân phối thuốc #chữa lành vết thương #ứng dụng tim mạch #vật liệu sinh học #ứng dụng trong y học #hướng phát triển tương lai
Phẫu thuật tổn thương mạch máu ngoại vi tại vị trí chọc mạch sau can thiệp tim mạch Các phương pháp can thiệp tim mạch ngày càng được phát triển và áp dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàngnhằm điều trị nhiều bệnh lý như bệnh mạch vành, động mạch chủ, bệnh van tim, chấn thương… Đi kèm với sự pháttriển này là các biến chứng mạch máu ở vị trí chọc mạch. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay còn rất ít nghiên cứu về biếnchứng này. Trong 15 trường hợp của nghiên cứu, hình thái tổn thương mạch máu sau can thiệp mạch bao gồm vếtthương động mạch (13,3%), giả phình động mạch (60,0%), thông động - tĩnh mạch (20,0%) và tụ máu sau phúc mạc(6,7%). Vị trí tổn thương gặp ở động mạch quay (20,0%), động mạch cánh tay (13,3%) và động mạch đùi (66,7%).Hầu hết bệnh nhân được thực hiện phẫu thuật lấy khối giả phình, máu tụ và khâu vết thương bên với kết quả tốt.
#Phẫu thuật mạch máu ngoại vi #can thiệp tim mạch #vết thương động mạch #giả phồng động mạch #thông động – tĩnh mạch #tụ máu sau phúc mạc
BÁO CÁO CA LÂM SÀNG: PHẪU THUẬT BỆNH NHÂN VẾT THƯƠNG THẤU PHỔI VÀ THẤU TIM DO TỰ ĐÂM KẾT HỢP BỎNG THỰC QUẢN DO CHẤT TẨY RỬATổng quan: Vết thương tim là một cấp cứu tối khẩn cấp hiếm gặp nhưng lệ tử vong cao. Một số báo cáo cho thấy tỷ lệ tử vong trước viện khoảng 94% và tử vong khoảng 50% trong thời gian nằm viện. Việc cấp cứu và phẫu thuật khẩn cấp có vai trò quan trọng trong việc cứu sống bệnh nhân và cải thiện tiên lượng. Chúng tôi báo cáo 1 bệnh nhân được phẫu thuật thành công vết thương tim do tự đâm kết hợp bỏng thực quản do chất tẩy rửa. Ca lâm sàng: Bệnh nhân nam, 46 tuổi được đưa vào viện cấp cứu với nhiều vết thương do dao đâm vào thành trước ngực trái và phải. Bệnh nhân ngay lập tức được đưa vào phòng mổ để phẫu thuật mà không tháo ngay dị vật. Bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật khẩn cấp, khâu vết thương nhu mô phổi, khâu tái tạo thành bên thất trái. Bàn luận: Chẩn đoán sớm và phẫu thuật nhanh chóng là những yếu tố quan trọng đối với bệnh nhân vết thương tim. Quá trình cầm máu phải được thực hiện kiên nhẫn từng bước một mà không lấy dị vật ra ngay lập tức. Kết luận: Trường hợp này nêu bật tầm quan trọng của việc điều trị phẫu thuật ngay để cứu sống những bệnh nhân vết thương nặng vùng lồng ngực.
#vết thương tim #cấp cứu #phẫu thuật khẩn cấp
Kết quả điều trị vết thương tim - Chấn thương tim tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp - Hải PhòngMục tiêu: tổng kết kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị 46 trường hợp vết thương, chấn thương tim tại bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng từ năm 2006 – 2015.Phương pháp nghiên cứu: mô tả hồi cứu.Kết quả: Từ 2006 tới 2015, có 46 bệnh nhân (40 nam) bị vết thương tim và chấn thương tim điều trị tại bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng, trong đó có38 trường hợp (82,61%) vết thương tim; 8 trường hợp chấn thương tim; độ tuổi bệnh nhân từ 15-80 (tuổi trung bình là 36,22 ± 12,18); 28 trường hợp (60,87%) có hội chứng ép tim cấp; 12 trường hợp (26,08%) có sốc mất máu; 32/38 trường hợp (84,21%) vết thương tim có vết thương ở vùng cảnh giác Peitzman. Thời gian trung bình từ khi bị thương đến khi vào viện là 65,35 ± 35,38 phút; có 29 trường hợp (63,04%) được siêu âm tim trước mổ; tổn thương thất phải hay gặp nhất với 22 trường hợp (47,82%); tỷ lệ tử vong là 15,22% (7 trường hợp)
#chấn thương tim #vết thương tim.
BÁO CÁO BA TRƯỜNG HỢP VẾT THƯƠNG TIM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINHVết thương tim là một bệnh cảnh ít gặp, bệnh cảnh lâm sàng thường diễn biến rất nhanh và nặng nề, nguy cơ tử vong cao. Vết thương tim nếu được chẩn đoán và phẫu thuật kịp thời thì tỉ lệ cứu sống bệnh nhân tương đối cao. Chúng tôi xin báo cáo 3 trường hợp vết thương tim được xử trí thành công tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh
#vết thương tim #các đường mở ngực
ĐÁNH GIÁ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG TIM TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115 TRONG 10 NĂM (7/2004 -7/2014)Tổng quan và đặt vấn đề: Vết thương tim (VTT) là một cấp cứu ngoại khoa tương đối ít gặp. Nguyên nhân có thể do hỏa khí hay bạch khí. Nguy cơ tử vong ngoại viện cao do tình trạng mất máu cấp. Việc chẩn đoán sớm và phẫu thuật kịp thời sẽ tăng khả năng cứu sống người bệnh.Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá chẩn đoán và điều trị VTT tại BV Nhân Dân 115 trong khoảng thời gian 10 năm (7/2004-7/2014).Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu các trường hợp lâm sàng. Nhóm các bệnh nhân có VTT được mô tả các đặc điểm về dịch tễ học; Nhận định quá trình chẩn đoán VTT và cách xử trí các tổn thương giải phẫu; Đánh giá kết quả điều trị qua phân tích các trường hợp phẫu thuật thành công, hoặc có biến chứng hay tử vong.Kết quả: Trong thời gian 10 năm qua (7/2004 - 7/2014), tại BVND 115 đã có 50 trường hợp bệnh nhân có VTT, tuổi trung bình 20 ± 3.3 với 96% nam giới. Nguyên nhân đều do vật sắc nhọn gây ra. Vị trí vết thương trên thành ngực hầu hết nằm ở vùng nguy cơ. Hội chứng chèn ép tim cấp gặp 72%, sốc mất máu 30%. Thương tổn thất phải (52%), thất trái (30%). Điều trị ngoại khoa may VTT có hiệu quả tốt 78%.Biến chứng 8%. Tử vong 14%.Bàn luận và Kết luận: Tại BVND 115 TP.HCM, số lượng bệnh nhân có VTT gặp khoảng 5 trường hợp /năm; nguyên nhân chủ yếu từ vật sắc nhọn và do tai nạn sinh hoạt gây ra. Bệnh nhân nam, trẻ tuổi chiếm hầu hết các trường hợp. Chẩn đoán VTT dựa nhiều vào lâm sàng và các phương tiện chẩn đoán có tính hiệu quả cao như siêu âm tim, CT scan ngực, chọc dò màng ngoài tim. Xu hướng xử trí chung là giảm tối đa thời gian chẩn đoán, tránh mất máu cấp. Tỷ lệ các bệnh nhân có hội chứng chèn ép tim cao. Điều trị phẫu thuật có hiệu quả. Tử vong 14% chủ yếu do tổn thương giải phẫu nặng, thời gian từ khi xảy ra tai nạn tới lúc phẫu thuật kéo dài hoặc kèm nhiều tổn thương phối hợp.
Chăm sóc vết thương nhiễm khuẩnNhiễm khuẩn vết thương/vết thương nhiễm khuẩn (VTNK) khá phổ biến trong môi trường chăm sóc y tế toàn cầu. Vết thương nhiễm khuẩn dẫn đến kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị và gánh nặng y tế, tăng nhiễm khuẩn bệnh viện và sự kháng kháng thuốc ảnh hưởng chất lượng điều trị, tăng nguy cơ biến chứng do vậy việc quản lý VTNK khá quan trọng và cần có sự phối hợp các chuyên khoa để giải quyết. Đánh giá toàn diện người bệnh từ khi vào viện trong suốt quá trình chăm sóc, phối hợp kiểm soát các nguy cơ gây nhiễm khuẩn vết thương và ảnh hưởng sự liền thương, đánh giá và theo dõi quá trình tiến triển vết thương qua đó đưa ra các biện pháp chăm sóc phù hợp đóng vai trò quan trọng. Ngoài các biện pháp can thiệp tại chỗ trực tiếp: cắt lọc, thay băng bằng các sản phẩm chăm sóc vết thương đặc hiệu, áp dụng các biện pháp tích cực như hút liên tục áp lực âm (VAC), qui trình TIME mang lại hiệu quả chuyên môn cũng như chi phí.
#Vết thương #chăm sóc vết thương #vết thương nhiễm khuẩn #qui trình TIME